Văn hoá uống rượu của người Nhật Bản
Văn hoá uống rượu của người Nhật Bản
Điều gì khiến việc uống rượu phổ biến tại Nhật Bản
Uống rượu là một cách để tạo cơ hội giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa đồng nghiệp, đối tác và khách hàng. Trong một không gian không gò bó như quán rượu, mọi người có thể thoải mái hơn trong việc trò chuyện và thể hiện bản thân bên ngoài môi trường công việc.
Xây dựng đội nhóm và tinh thần đồng đội trong Văn hoá uống rượu của người Nhật Bản
Uống rượu giúp tăng cường tinh thần đồng đội và xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong một tổ chức. Khi mọi người cùng tham gia uống rượu và chia sẻ thức uống và thực phẩm, họ cảm thấy gần gũi hơn và tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và hợp tác.
Giảm căng thẳng và thư giãn
Cuộc sống công việc ở Nhật Bản có thể áp lực và căng thẳng. Nomikai là cách để nhân viên thư giãn, giải tỏa căng thẳng và tìm thấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Nó cho phép mọi người thả lỏng và tận hưởng thời gian vui vẻ sau một ngày làm việc.
Từ đó, văn hoá uống rượu cũng được sử dụng như một cách để mở rộng mạng lưới kinh doanh và tìm kiếm cơ hội hợp tác. Qua đó, các doanh nhân có thể tạo dựng mối quan hệ và tìm hiểu về nhau một cách cá nhân, đồng thời tạo cơ hội kinh doanh mới.
Văn hoá khi uống rượu của người Nhật Bản
Trong văn hóa uống rượu của người Nhật có 1 bộ quy tắc riêng, do đó khi đi du lịch Nhật Bản, bạn nên nắm được những quy tắc này của người dân bản xứ ở đất nước mặt trời mọc để biết cách cư xử đúng mức và lịch sự.
Cũng như nhiều nước khác, người dân Nhật Bản cũng rất thích nhậu. Ở Nhật Bản, có rất nhiều loại đồ uống có cồn như bia, rượu sake, rượu sochu, rượu hoa quả có ga… . Tuy nhiên, bạn có thể được yêu cầu xác nhận tuổi tại thời điểm mua hàng. Lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu văn hóa cũng như các quy tắc uống rượu ở Nhật Bản và những điều bạn cần chú ý khi được mời đi dự tiệc nhậu.
Độ tuổi đủ để được phép uống rượu bia:
Mỗi quốc gia có quy định về độ tuổi được phép uống và sở hữu rượu khác nhau. Tại Nhật, thanh niên phải đủ 20 tuổi trở lên mới được phép uống đồ uống có cồn. Đặc biệt, những người dưới 20 tuổi thường phải xuất trình thẻ căn cước ghi rõ tuổi của họ
Bắt đầu bữa tiệc bằng 1 ly bia:
Ở Việt Nam, bia và rượu là 2 đồ uống khác nhau, tách biệt nhau và thường ít được dùng trong cùng 1 lần nhậu. Tuy nhiên, 1 bữa tiệc rượu đông người ở Nhật luôn bắt đầu bằng việc uống 1 ly bia trước, sau đó bạn có thể uống rượu khác như sake hay cocktail. Nhưng điều này cũng không hoàn toàn bắt buộc, nếu không muốn bạn có thể không uống bia.
Để Sếp ngồi vào “ghế trên”
Ở Nhật Bản có khái niệm về “ghế trên”, “ghế dưới” với quy tắc sắp xếp chỗ ngồi theo chức vụ, lịch sử vào công ty, cuối cùng là tuổi tác của người đó. Người có vị trí cao nhất sẽ ngồi ở “ghế trên” và ngược lại.
Luôn để ý và rót đầy ly cho sếp/người kế bên
Nhiều người đặc biệt nghiêm khắc và để ý tới sự quan sát của bạn. Bạn có thể cần hỏi xem họ có muốn uống thêm rượu hay không nếu ly của họ sắp cạn. Một số người muốn những người trẻ/người mới vào công ty phụ trách order để ý, nên hãy cẩn thận khi đi nhậu với khách hàng lớn hoặc sếp có chức vụ cao. Đừng vô tình làm cho bản thân bị mất điểm trong mắt các đồng nghiệp cũng như cấp trên của mình.
Cùng nâng chén khi đồ uống đã sẵn sàng
Thông thường người Nhật không uống ngay ly rượu của mình mà đợi cho rượu được rót đủ các ly, mọi người trong bàn đều cầm ly của mình trên tay và cụng ly rồi uống. Sau đó, những người nào muốn uống riêng sẽ tiếp tục uống hoặc gọi thêm đồ, cũng tương tự như kiểu “chào mâm” ở Việt Nam.
Nói cảm ơn nếu ai đó mời/đãi bạn
Khi bạn đi nhậu với những người có liên quan đến công việc của bạn, người có vị trí cao nhất tại đó có thể “ra tay” trả một khoản lớn hoặc trả toàn bộ hóa đơn của bữa ăn đó.
Trong trường hợp đó, hãy nhớ cảm ơn người đã đãi bạn.
Đối với những người nghiêm khắc trong phép xã giao, họ có thể muốn nghe những lời cảm kích của bạn tới tận hai lần: khi kết thúc bữa nhậu và khi bạn gặp lại họ ở nơi làm việc. Vì vậy, bạn có thể cảm ơn họ một lần nữa vì sự chiêu đãi khi gặp nhau vào ngày làm việc tiếp theo.